Công thức tính áp suất theo nhiệt độ
Trong công nghiệp sản xuất, nhất là trong các hệ thống đường ống, thiết bị máy móc, các lò áp suất, nồi hơi… chúng ta thường bắt gặp cụm từ áp suất, công thức tính áp suất. Vậy công thức tính áp suất theo nhiệt độ là gì?
Khái niệm áp suất theo nhiệt độ là gì?
Áp suất có tên tiếng anh là Pressure, có ký hiệu là P trong vật lý học. Trong hệ SI, đơn vị đo áp suất là N/m2 (Newton trên mét vuông), nó được gọi là Pascal (Pa) – đây là tên của nhà khoa học - vật lý người Pháp có tên Blaise Pascal thế kỷ thứ 17, là người đã phát hiện ra áp suất.
Áp suất được hiểu đơn giản là độ lớn của áp lực bị ép trên một diện tích có phương vuông góc với bề mặt bị ép. Cũng có thể hiểu áp suất là lực tác động kết hợp với diện tích và vuông góc tạo thành. Áp suất 1 Pa rất nhỏ, nó xấp xỉ bằng áp suất của một đồng đô la tác dụng lên mặt bàn. Thông thường, áp suất được đo với tỉ lệ bắt đầu bằng 1kPa = 1000Pa.
Áp suất theo nhiệt độ có nghĩa là nhiệt độ tăng thì áp suất sẽ tăng theo và ngược lại.
>>> Tham khao them: van bướm nhựa
Công thức tính áp suất theo nhiệt độ
Để xác định công thức tính áp suất theo nhiệt độ thì cần nắm rõ nhiệt độ là một thang đo động năng của các phân tử. Các phân tử di chuyển càng nhanh thì nhiệt độ càng cao và ngược lại, khi nhiệt độ tăng và áp suất tăng. Thang đo Kelvin (K) dựa trên hiện tượng này nhưng mặt khác được phân chia theo các cách tương tự như thang đo độ C hay Celsius (C):
T = t + 273.2
T = nhiệt độ tuyệt đối (K)
t = nhiệt độ c°
Mối quan hệ giữa áp suất với nhiệt độ
Mối quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ được mô tả có liên quan mật thiết đến khí. Luật Gay-Lussac từ là luật khí mô tả mối quan hệ liên quan giữa áp suất - nhiệt độ. Cụ thể, trong một thể tích không đổi, áp suất của một lượng khí cụ thể tỷ lệ thuận với nhiệt độ Kelvin của nó. Nó có thể được viết như sau:
P ∝ T hoặc P / T = k (k là hằng số) hoặc P1/ T1 = P2/ T2
Khi nhiệt độ trong một hệ thống cụ thể tăng lên, các phân tử trong khí di chuyển nhanh hơn, gây áp lực lớn lên thành bình chứa khí. Điều này làm tăng áp lực của hệ thống. Nếu nhiệt độ của hệ thống giảm thì áp suất giảm. Do đó, trong một thể tích không đổi, áp suất của một loại khí cụ thể tỷ lệ thuận với nhiệt độ.
>>> Tham khao them: https://vankhinen.vn/van-buom-d7.html
Đơn vị đo áp suất theo nhiệt độ phổ biến
Dưới đây là một số đơn vị đo áp suất theo nhiệt độ phổ biến được sử dụng:
+ Pascal (Pa): Đây là đơn vị đo áp suất trong hệ đo lường quốc tế SI, được đặt theo tên của nhà toán học Blaise Pascal.
+ Kpa (Kilopascal): Đây là đơn vị đo áp suất được quy đổi từ đơn vị Pascal, 1 Kpa = 1000Pa.
+ Mpa (Mega Pascal): Là đơn vị trong hệ đo lường quốc tế SI, được quy đổi từ Pa và có giá trị lớn hơn. 1 Mpa = 1000 Kpa = 1000000 Pa.
+ Bar: Là đơn vị đo lường áp suất được giới thiệu bởi một nhà khí tượng học người Na uy – Vilhelm Bjerknes. 1 Bar = 100000 Pa.
+ Psi ( Pounds per square inch): Đây là đơn vị đo áp suất của khí hoặc chất lỏng. 1 Psi = 0.0689 Bar.
+ Atm (Atmotphe): Đây là đơn vị đo áp suất đã được hội nghị toàn thể về cân đo lần thứ 10 thông qua. 1 atm = 1 bar và = 101325 Pa.
Tổng kết
Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp chi tiết công thức tính áp suất theo nhiệt độ, đơn vị đo và vai trò. Hy vọng với những thông tin trên sẽ cung cấp nhiều kiến thức hữu ích, giúp các bạn áp dụng công thức thành công.
Nguon tham khao: https://vankhinen.vn/